Cạo gió là gì? Hướng dẫn cách cạo gió an toàn và hiệu quả

Cùng với bát cháo giải cảm, giật gió hay nồi xông thì cạo gió là cách trị bệnh được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Mỗi khi cứng cổ, trúng gió hoặc cơ thể mệt mỏi thì thường được dùng phương pháp này! Vậy cách cạo gió như thế nào? Tại sao cạo gió lại giúp người khỏe hơn! Cùng tìm hiểu qua bài viết sau về cách làm và nguyên lý.

Cạo gió là gì? Các tác động vào cơ thể

Cạo gió và cách tác động của phương pháp này có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhắc đến phương pháp này có hai cách lý giải đầy đủ nhất là theo đông y và tây y. Cụ thể:

Cạo gió giải thích theo y học cổ truyền

Khi cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, sốt… thường đến từ nguyên nhân “trúng gió độc”. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần được cạo gió. Phương pháp này có các tên gọi khác như đánh cảm hay đánh gió. Khi sử dụng phương pháp này, người thực hiện sẽ tạo ra các tác động vật lý lên cơ thể từ các dụng cụ như nhẫn bạc, dây chuyền bạc, thì nhôm, trứng gà luộc, bàn cạo gió… kết hợp với rượu, gừng hoặc lá trầu không…

Cạo gió theo y học cổ truyền

Khi tiến hành cạo gió sẽ giúp đả thông các kinh mạch, thúc đẩy hệ tuần hoàn, đẩy lùi các loại “khí độc” có trong cơ thể. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp cân bằng âm dương, giảm các cơn đau nhức. Nhờ đó, các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, sốt… sẽ thuyên giảm để cơ thể khỏe mạnh trở lại. 

Theo Tây y

Theo Tây y, cạo gió là phương pháp chưa được nghiên cứu chính thống. Bởi đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về đánh gió và những tác dụng của chúng mang lại. Vì vậy, với những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn… khi bệnh nhân vào các cơ sở khám chữa bệnh theo Tây y sẽ không sử dụng phương pháp này.

Hướng dẫn cạo gió đúng cách

Về mặt Tây y, cạo gió chưa được nghiên cứu và công nhận là phương pháp chữa bệnh. Tuy nhiên, chính thực tiễn đời sống từ bao đời nay thì cạo gió vẫn là cách điều trị các bệnh về cảm mạo nhanh chóng và hiệu quả nhất ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, người thực hiện cần đánh gió đúng cách. Chi tiết các bước đánh gió chuẩn nhất như sau:

Xác định bộ phận cạo gió

Cạo gió sẽ được thực hiện ở các bộ phận sau:

  • Lưng: Đối với bộ phận này, người đánh gió sẽ tác động vào hai bên xương sống từ vai đến phần thắt lưng sau đó tỏa đều ra phần mạn sườn.
  • Phần xương trước ngực
  • Cánh tay theo chiều dọc từ trên xuống

Chuẩn bị vật dụng đánh gió

Để đánh gió, bạn cần chuẩn bị các vật dụng để tác động lên cơ thể. Các vật dụng thường được dùng để thực hiện thao tác đánh gió là nhẫn bạc, dây chuyền bạc, đồng tiền xu hay dụng cụ cạo chuyên dụng.

Vật dụng cạo gió
Vật dụng cạo gió

Các động tác đánh gió

Khi đã có dụng cụ đánh gió, bạn chọn một nơi yên tĩnh, kín gió để nằm hoặc ngồi. Bạn thả lỏng cơ thể sau đó dùng vật dụng đánh gió tác động một lực vừa đủ lên các bộ phận của cơ thể. Bạn cạo từ trên xuống trong khoảng 3 phút cho mỗi bộ phận. Sau khi cạo, da tại khu vực đó sẽ ửng đỏ. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo, các vết ửng đỏ này sẽ biến mất sau một vài ngày.

Hướng cạo gió đúng cách
Hướng cạo gió đúng cách

Các loại bệnh lý thích hợp để cạo gió

Cạo gió không áp dụng cho mọi loại bệnh. Phương pháp này chỉ hiệu đối với một số bệnh lý như sau:

  • Bị trúng gió, nhiễm lạnh: Đối với bệnh này, bạn nên cạo gió vùng lưng kết hợp với giật gió vùng ấn đường tức khu vực giữa trán.
  • Đau đầu, sốt, nhức mỏi: Bạn cạo gió vùng bả vai sau cổ.
  • Ho: Khi bị ho, bạn nên đánh gió tại vùng xương ác trước ngực.
  • Đau bụng, tiêu chảy: Đối với bệnh này, bạn cần cạo gió các khu vực lưng, hai mạn sườn và cánh tay. Lưu ý, bạn nên sử dụng các thuốc tiêu hóa để mau khỏi nhất.

Khuyến cáo khi cạo gió

Khi đánh gió, bạn cần bỏ túi một số khuyến cáo dưới đây để đảm bảo an toàn:

  • Khi vừa đánh gió xong, bạn không được tắm, rửa trong vòng 30 phút sau khi thực hiện. Nếu tắm đặc biệt là nước lạnh có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Không nên thực hiện các lần đánh gió gần nhau. Các lần đánh gió phải cách nhau tối thiểu 7 ngày. 
  • Không nên đánh gió vào các bộ phận đang bị xước, bị thương, nhiễm trùng.
  • Không nên đánh gió cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em, những người bị sốt xuất huyết. Nếu thực hiện đánh gió cho các đối tượng này có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Trên đây là chia sẻ giải đáp cạo gió là gì? Cách thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả và an toàn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích dành cho bạn.

Đăng ký nhận voucher

Không Lo Về Giá

Được trừ trực tiếp vào giá bán sản phẩm. (*)




    (*) Mỗi sản phẩm chỉ áp dụng 1 voucher.

    Trả lời

    0858.939.939