Hormone Cortisol là gì? Chúng có nhiệm vụ trong cơ thể chúng ta?

Công thức hóa học của Hormone Cortisol

Cortisol là một loại hormone được sản sinh khi cơ thể chúng ta gặp áp lực, stress. Chúng còn phụ trách, tác động lên các thành phần khác của cơ thể. Cân bằng Cortisol là điều cần thiết vì nếu cơ thể sản sinh ra nhiều hoặc ít hơn so với cần thiết thì chúng ta đều gặp các vấn đề về sức khỏe.

Hormone cortisol là gì?

Hormone cortisol được tạo ra từ tuyến thượng thận. Khi kết hợp cùng một vài phần trong não thì nó có khả năng kiểm soát tâm trạng, động lực và nỗi sợ của bản thân. Khi hoạt động độc lập thì chúng có tác dụng quản lý cách cơ thể sử dụng carb, chất béo, chất đạm. Chúng cũng giúp chúng ta giảm viêm, điều hòa huyết áp, điều chỉnh tăng lượng đường trong máu (thay đổi lượng glucose). Và điều quan trọng là chúng phụ trách giờ sinh học về việc ngủ – thức giấc hàng ngày của cơ thể. Chúng cũng giúp cơ thể xử lý các căng thắc và lấy lại cân bằng.

Cách tác động hormone Cortisol lên cơ thể

Hormone Cortisol là gì?

 Vùng đồi dưới và tuyến yên ở não phụ trách điều chỉnh lượng cortisol trong máu và tuyến thượng thận là nơi sản xuất ra hormone này. Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có thể tiếp nhận cortisol theo các cách khác nhau. Ví dụ như khi bạn trong tình trạng cảnh giác cao độ, căng thẳng tinh thần thì tuyến thượng thận sẽ nhận lệnh để sản xuất ra nhiều hormone Cortisol hơn. Qua đường tuần hoàn, chúng đến với các cơ quan trong cơ thể, điều khiển các cơ quan này có thể ngừng hoạt động tạm thời: tiêu hóa, miễn dịch, sinh sản và thậm chí là quá trình lớn lên của cơ thể.

Điều gì xảy ra khi cơ thể sản sinh nhiều cortisol?

Thông thường, khi tình trạng căng thẳng đi qua thì tuyến thượng thận cũng ngừng cung cấp thêm cortisol. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu tuyến thượng thận vẫn tiếp tục bơm cortisol vào trong máu thì sao? Đó sẽ là lúc khiến cơ thể bạn có thể gặp một vài vấn đề như:

  • Lo lắng và trầm cảm
  • Nhức đầu
  • Bệnh tim
  • Suy giảm trí nhớ và tập trung
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Khó ngủ
  • Và tăng cân

Nhìn nhận chung lại là các vấn đề khi bạn stress mà do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol thì người ta gọi chung là hội chúng cushing với các vấn đề về sức khỏe kể trên.

Nguyên nhân của việc trên có thể do cơ thể phải liên tục chịu áp lực hay trong tình trạng lo lắng kéo dài. Khi cortisol kéo dài như thế thì cơ thể chúng ta sẽ gặp phải những hệ quả nói trên. Chính vì vậy, hiểu được hệ quả để có giải pháp phù hợp với tình trạng cơ thể, lối sống, làm việc hay tình thế của mỗi người.

Thiếu hormone cortisol?

Nếu bạn cảm thấy Cortisol  không quan trọng thì có lẽ sẽ mắc sai lầm. Khi cơ thể thiếu hormone Cortisol thì có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Thâm sẹo và khiến da nhăn nheo
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Các nhóm cơ bị yếu đi
  • Tiêu chảy – buồn nôn
  • Chán ăn và giảm cân
  • Tụt huyết áp

Có một điều may mắn là trong trường hợp này thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung cortisol bằng các phương thuốc bên ngoài như: dexamethasone, hydrocortisone hoặc corticosteroids.

Corticosteroids là gì?

Đối với những người bị thiếu hormone Cortisol thì bác sỹ có thể kê đơn thuốc corticosteroids hay còn gọi là Corticoid. Đây là loại dược liệu để giúp điều trị các bệnh lý như: hen phế quản, phổi tắc nghẽn, buồn nôn và nôn, thay thế hormone Cortisol, trị dị ứng nặng.

Sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn không gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu kéo dài hơn 2 tuần thì có thể gây ra các hiện tượng nghiêm trọng như: loãng xương, tăng huyết áp, da mỏng – dễ bầm tím, chậm lành vết thương, trẻ em chậm lớn.

Bài viết cùng chuyên mục

Đăng ký nhận voucher

Không Lo Về Giá

Được trừ trực tiếp vào giá bán sản phẩm. (*)



    (*) Mỗi sản phẩm chỉ áp dụng 1 voucher.

    0858.939.939