5 phương pháp ngâm chân bằng thảo dược giúp giảm đau

Ngâm chân bằng thảo dược

Bàn chân chịu áp lực toàn bộ cơ thể nên chịu nhiều rủi ro bị đau nếu ta đứng nhiều hoặc đeo giày dép nhỏ. Bàn chân cũng là nơi tập trung các huyệt đạo ánh xạ lên các cơ quan nội tạng của cơ thể. Bằng cách chăm sóc bàn chân bằng cách ngâm với thảo dược sẽ giúp người dùng giảm đau phần chân, an thần, ngủ ngon và phòng tránh các loại bệnh khác. Tham khảo bài viết dưới đây cách sử dụng 5 loại thảo dược thường gặp và cách sử dụng chúng để ngâm chân: Gừng, hoa hồng, muối, vỏ quế và ngải cứu.

5 loại thảo dược ngâm chân

Ngoài việc ngâm chân bằng bột, thì bạn cũng có thể áp dụng cho mình một số giải pháp thay thế cho bột ngâm chân mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Sử dụng nước gừng tươi

Từ lâu nước gừng tươi cũng được nhiều người ưu tiên sử dụng mỗi khi ngâm chân giảm đau. Không những vậy, chứng mất ngủ, mệt mỏi hay chân hay lạnh cóng cũng được cải thiện tốt hơn. Dưới đây là cách ngâm chân bằng nước gừng tươi:

  • Bạn cắt gừng nhỏ sau đó xay thật nhuyễn.
  • Cho gừng xay nhuyễn vào nồi và thêm một lít nước. Tiếp đó, bạn đun sôi nhỏ lửa từ 15 đến 20 phút.
  • Bạn hãy lọc cặn gừng và cho nước nóng đó vào một chậu ngâm chân. Khi nước ấm vừa thì bạn cho chân mình vào đó để thư giãn.
Sử dụng gừng để ngâm chân
Sử dụng gừng để ngâm chân

Sử dụng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu ngâm chân cũng vô cùng hiệu quả. Sau một thời gian ngâm chân bằng ngải cứu bạn sẽ thấy căn bệnh viêm phế quản của mình được cải thiện. Dưới đây là cách sử dụng ngâm chân thảo dược ngải cứu:

  • Bạn hãy giã ngải cứu tươi.
  • Cho vào nồi nước và đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Đổ lá và nước ra chậu nhỏ. Sau đó bạn pha thêm với nước lạnh giữ cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm chân. 

Sử dụng vỏ quế

Vỏ quế có tác dụng lớn trong việc điều trị các bệnh phù thũng do hệ bài tiết của thận. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn hãy làm như sau: 

  • Cho khoảng 15gr (có thể kết hợp cùng hoa tiêu) vào nồi nước.
  • Bạn thực hiện đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Sau đó, bạn hãy đổ ra chậu pha với nước lạnh trong khoảng 40 độ và ngâm chân.

Sử dụng hoa hồng

Khi sử dụng hoa hồng ngâm chân thảo dược sẽ có tác dụng hiệu quả giúp giảm đau, giảm ứ, thông tiêu. Cách làm như sau:

  • Cho khoảng 10 – 15g hoa hồng vào trong nồi.
  • Đậy vung kín và đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Đổ cả bã và nước ra chậu, pha thêm với nước lạnh để bớt nóng và ngâm chân.
Sử dụng hoa hồng để ngâm chân
Sử dụng hoa hồng để ngâm chân

Sử dụng muối 

Sử dụng nước muối ngâm chân cũng vô cùng hiệu quả. Nó giúp bạn trị cảm hiệu quả hơn, đặc biệt là mùi hôi chân cũng được đẩy lùi. Dưới đây là cách thực hiện.

  • Chuẩn bị nước ấm khoảng 40 đến 45 độ.
  • Cho hai thìa muối vào chậu và hoà tan trong đó.
  • Cho chân vào ngâm, thư giãn.

Sử dụng bột thảo dược ngâm chân

Ngày nay, các sản phẩm bột ngâm chân được làm từ thảo dược được bày bán khá nhiều trên các trang thương mại điện tử. Nếu bạn không có thời gian để làm nguyên liệu ngâm chân thì các sản phẩm này như một cứu cánh. Bằng cách kết hợp các loại thảo dược thường gặp và muối sẽ giúp hiệu quả khi ngâm chân tốt hơn. Tùy thương hiệu, cách làm và bài thuốc khác nhau mà mỗi loại thảo dược sẽ có thành phần khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường được làm bằng một vài nguyên liệu chính dưới đây.

Thảo dược ngâm chân
Thảo dược ngâm chân

Thành phần của bột ngâm chân gồm có:

  • Gừng: Gừng chính là một trong những thành phần không thể thiếu trong các bột ngâm chân thảo dược. Nó có tác dụng giúp làm ấm bì. Đồng thời, cũng giúp giải cảm phong hàn vô cùng hiệu quả. Không những thế, gừng còn làm kích thích mao mạch, giúp cơ thể của bạn cải thiện lưu thông máu hiệu quả hơn. Đặc biệt, với những người bị hàn, sợ lạnh thì nên sử dụng.
  • Hương nhu: Sẽ có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Không những thế, nó còn tăng cường hệ miễn dịch. Với những người bị đau nhức, còn giúp tiêu phù thũng.
  • Bạch chỉ: Trong bột ngâm chân thảo dược thì bạch chỉ sẽ có tác dụng giúp giảm đau do viêm dây thần kinh,…
  • Dây đau xương: Tác dụng của dây đau xương vô cùng hiệu quả. Nó có tác dụng chữa tê bại, giúp chữa đau xương khớp. Không những thế, những ai bị chấn thương hay bị tụ máu, thường xuyên sốt rét kinh niên cũng nên sử dụng.
  • Bạc hà: Sẽ có tác dụng giúp bạn giảm stress hay các triệu chứng trầm cảm. Không những thế, nó còn giúp ngừa hôi chân cũng như các triệu chứng đau nhức cơ thể,…
  • Quế Chi: Trong bột ngâm chân, thì quế chi sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời, cũng giúp thúc đẩy quá trình bài tiết,
  • Thương truật: Nó sẽ có tác dụng tiêu trừ bệnh phong thấp. Đồng thời, cơ thể, xương cốt đau nhức, đau khớp cũng được cải thiện rõ rệt. 

Lưu ý cần biết cho người ngâm chân

Để quá trình ngâm chân thảo dược giúp giảm đau hiệu quả hơn. Thì bạn cũng cần phải chú ý đến những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

  • Bạn có thể kết hợp nhiều loại thảo dược mà chúng tôi chia sẻ để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Nước ngâm chân thảo dược trong khoảng 40 đến 45 độ là vừa phải.
  • Khi ngâm thì bạn không nên nhúng bàn chân vào chậu trước. Hãy đặt bàn chân của mình lên trên đó cách khoảng 5 đến 10cm để xông hơi trước. Nó sẽ giúp bạn giãn nở lỗ chân lông tốt hơn mà cũng không bị sốc nhiệt.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 5 phương pháp ngâm chân thảo dược. Hy vọng rằng, đây sẽ là những cách hữu hiệu giúp bạn giảm đau hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0858.939.939